Khi nhắc đến một số lễ hội truyền thống ở Việt Nam, chắc hẳn các bạn ai cũng tò mò và muốn tìm hiểu được hết những lễ hội truyền thống đó. Các miền đều có những bản sắc dân tộc riêng và đi theo nó là những lễ hội riêng. Những lễ hội để tôn thờ một vị thần linh nào đó, hay những lễ hội để kỷ niệm một vùng đất mang danh nào đó. Miền Trung là vùng đất thiêng liêng thơ mộng, vậy những lễ hội ở miền Trung sẽ diễn ra như nào.
Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và điểm qua một vài lễ hội truyền thống ở miền Trung này nhé.
Hội Vật làng Sình ( Huế )
Ở Huế có một ngôi làng nhỏ có tên là làng Sình, hay người dân ở đây vẫn gọi một cái tên khác là làng Lại Ân. Làng thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế. Đây là ngôi làng cuối cùng còn lưu lại kinh nghiệm và truyền thống vật võ từ đời xưa. Hội Vật ở làng được xem như một truyền thống, một nét văn hoá đặc trưng của người dân.
Lễ hội Vật làng Sình vẫn thường được tổ chức vào ngày 9-10/1 ( tháng Giêng ). Hội này được tổ chức như một hoạt động giải trí lớn sau những ngày Tết vui chơi, chứ không phải với mục đích tìm võ sĩ như mọi người vẫn nghĩ. Lễ hội được tổ chức giúp cho người dân có những tiếng cười sảng khoái và mang lại năng lượng tích cực ngày đầu năm.
Hội vật tổ chức ra với yếu tố tâm linh, cầu mong cho người dân bình an khoẻ mạnh trong năm tới. Ngoài ra, hội vật còn là nơi giúp giới trẻ nâng cao sức khoẻ, tinh thần quả cảm và anh dũng. Người dân ở đây còn có một quan niệm khá là lạ và độc đáo đó chính là năm nào lễ hội vật ở đây có nhiều người đến thăm thì năm đó người dân sẽ làm ăn được mùa.
Lễ hội đền Vua Mai Hắc Đế ( Nghệ An )
Hội đền vua Mai Hắc Đế từ lâu đã trở thành truyền thống của người dân đất Nam Đàn – Nghệ An. Lễ hội được diễn ra vào khoảng những ngày giữa tháng Giêng, vì vậy mà nơi đây cũng là nơi thu hút nhiều vị khách đến tham gia lễ hội.
Đến hẹn lại lên, mỗi dịp ăn Tết ở nhà xong, các du khách lại tay đeo balo tìm đến lễ hội đền Vua Mai Hắc Đế. Mục đích của lễ hội này được tổ chức ra nhằm tưởng nhớ công ơn của Vua Mai Thúc Loan cùng các vị tướng sĩ của ngài đã đánh quân xâm lược phương Bắc.
Trong 3 ngày giữa tháng là 13,14,15 tháng Giêng âm lịch, các hoạt động lễ bái, vui chơi diễn ra sôi nổi và thực sự thu hút nhiều quan khách tới thăm. Các trò chơi dân gian diễn ra tại lễ hội như: đấu vật, bóng chuyền, chọi gà,… Bên cạnh đó, lễ hội còn có tổ chức các hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao như: múa hát, phim chuyển thể, triển lãm,… Hay tổ chức cả chuyến tham quan di tích tưởng niệm ông Phan Bội Châu, mộ ông Lê Hồng Phong,…
Vía Bà – Lễ hội truyền thống miền Trung ( Bình Định )
Thông thường những lễ hội ở miền trung sẽ diễn ra vào dịp đầu năm, khi mùa xuân thi nhau đua nở. Lễ hội truyền thống Vía Bà cũng không ngoại lệ. Lễ hội được tổ chức vào 17 tháng Giêng âm lịch ở An Nhơn, Bình Định.
Lễ hội được tổ chức với mục đích tưởng nhớ ơn đức của bà Đỗ Thị Tân. Bà nổi tiếng là người đỡ đẻ có tâm, không quản ngày đêm không quản nắng mưa bập bùng, không quản đường xa hẻo lánh. Mỗi người phụ nữ đến ngày sinh, bà đều có mặt để đỡ đẻ giúp mẹ tròn con vuông, khoẻ mạnh hồng hào. Vì vậy mà khi bà mất, dân làng đã lập miếu thờ ngay trên đất đó để tưởng nhớ những công ơn to lớn của bà.
Là một lễ hội tưởng nhớ công ơn, nên hàng năm tổ chức người dân cũng đều có thêm mong muốn, rằng sẽ có một năm mới khoẻ mạnh, bình an, mùa màng bội thu. Lễ hội có 2 phần, ngoài phần lễ bái, còn có thêm phần hội nghệ thuật như: diễn xiếc sư tử, đẩy gậy, đập niêu, hát tuồng,…
Hội Cầu Ngư – Nét đặc sắc đất Huế
Một lễ hội mang đậm bản sắc riêng của vùng thị trấn Thiên Ân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Hội được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch, với mục đích tôn kính ông Thương Quý Công đã có công dạy dân nghèo làm lụng, đánh cá, bơi thuyền, thả lưới, buôn bán.
Lễ hội là một phong tục tập quán quen thuộc của người dân xứ Huế. Nhưng không tổ chức hàng năm như các lễ hội truyền thống khác mà theo định kỳ 4 năm tổ chức một lần. Với những bài diễn mô tả cách đánh bắt cá mà ông Công đã dạy, mang đậm chất làng chài dân biển.
Miền Trung có rất nhiều các lễ hội truyền thống, mang đậm nét đặc trưng của vùng đất này. Ngoài những lễ hội đặc biệt bên trên, chúng tôi còn biết thêm một số lễ hội khác như: lễ hội Đống Đa ( ở Tây Sơn, Bình Định ), lễ hội Dinh Thầy Thím ( ở Bình Thuận ). Các lễ hội tổ chức ra đều mang mục đích tưởng nhớ công lao các vị anh hùng ngày xưa và cầu một năm mưa thuận gió hoà.
Trên đây là danh sách những lễ hội ở miền Trung. Các bạn hãy đọc và tìm hiểu để đi đến tham quan các lễ hội này nhé. Chúng tôi rất vui khi những gì chúng tôi viết sẽ là một tài liệu quan trọng giúp các bạn đến và khám phá những vùng đất mới, những lễ hội truyền thống lâu đời.